Random Post

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2014

Những điều cần biết khi học PHP

PHP là gì ? 

 PHP là một ngôn ngữ lập trình máy chủ (Server) được tạo ra nhắm mục đích tạo ra các Website “động” có tính tương tác cao. Cấu trúc câu lệnh của PHP khá giống với hai ngôn ngữ khác là C và Pascal.”

Những điều cần biết khi học PHP


    PHP là một ngôn ngữ dễ học, dễ hiểu và dễ tiếp cận, nên cho dù nếu bạn chưa có kiến thức gì về PHP. Thì cũng đừng lo lắng, các phương pháp sau sẽ giúp bạn nắm vững những điểm trọng tâm trong quá trình theo học lớp căn bản và nâng cao.
Hãy cùng thiết kế Website Hà Nội tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình này. Trước khi học PHP bạn nên tự đặt ra cho mình câu hỏi. 

Tại sao lại là PHP ? 

    • Học PHP giúp bạn có cơ hội nâng cấp Website của mình theo nhiều cách.
    Giả sử bạn có 1 Website gồm 10 Webpage được lập trình bằng HTML. Mỗi một trang con này lại có 10 nút để điều hướng qua lại giữa các trang với nhau. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bạn thay đổi tiêu đề của 1 Menu bất kỳ? Câu trả lời là bạn phải thay đổi tiêu đề của 1 hay thậm chí là của tất cả 10 trang HTML thành phần đó. Với những Website ít nội dung thì bạn mọi thứ còn đơn giản. Trong trường hợp trang Web lên tới 100, 500 trang con hay nhiều hơn thì bạn phải rất vất vả trong việc chỉnh sửa này.
    • Học lập trình PHP để có thể tùy biến được các loại Website.
    • Đa số các dự án lớn được thực hiện bằng ngôn ngữ PHP
    Về cơ bản điều này có nghĩa là nội dung của một Webpage có thể thay đổi mỗi lần nó được người ta truy cập tới, hoặc trang Web có thể gửi phản hồi lại thông tin người dùng đã nhập vào.

    Tại sao nên học PHP

    •   Học PHP thật dễ vì bạn không cần phải am hiểu các kiến thức lập trình trước đó, cũng như không cần học cách sử dụng bất kỳ một phần mềm lập trình nào cả.
    •    PHP là một ngôn ngữ lập trình mạnh mẽ, linh hoạt và có tính ứng dụng cao.
    •   Việc thuê được các dịch vụ Hosting để cho các Website bằng PHP rất dễ dàng. 90% các Server đều chạy Apache + PHP +MySQL. 
    •    Bạn có thể chạy các chương trình bằng PHP trên Windows, Linux, Mac hay các hệ điều hành khác.
    •     PHP hoàn toàn miễn phí và là phần mềm nguồn mở. Rất nhiều hệ thống CMS được viết bằng PHP. Bạn đã bao giờ nghe nói về WordPress, Joomla, Magento…chưa? Đây là những đại diện tiêu biểu minh chứng cho sức mạnh và độ linh hoạt của mã nguồn PHP. 

    Bạn cần những gì ?

    • Kiến thức
    Sẽ rất tuyệt vời nếu bạn đã biết một ngôn ngữ lập trình nào đó trước khi đến với PHP. HTML hay CSS chẳng hạn. Nhưng nếu bạn chưa biết gì thì cũng chẳng sao cả. Bạn hoàn toàn có thể tự học PHP qua các Website hay tới các trung tâm chuyên về đào tạo PHP.
    • Máy chủ (Server)
    Tôi đã đề cập với các bạn ở trên rằng PHP là ngôn ngữ lập trình máy chủ. Do đó, bạn cần một Server đã cài đặt sẵn PHP. Nếu bạn có Server riêng thì thật tốt. Còn nếu chưa có thì cũng không vấn đề gì. Giải pháp đưa ra là chạy trên mạng nội bộ – localhost ngay tại PC/Laptop của bạn.
    • Phần mềm (Software)
    Về cơ bản thì bạn không cần dùng thêm bất kỳ phần mềm nào vì một file .php có thể được mở/chỉnh sửa trên bất kỳ công cụ văn bản nào (như Notepad trên Windows và TextEdit trên Mac). Tuy nhiên, công cụ mà tôi khuyên bạn nên dùng ở đây là: Notepad++.

    Học PHP như thế nào ?

    • Bắt đầu từ sự đơn giản nhất.
    • Đừng bỏ qua bất kỳ chi tiết nào.
    • Tìm ra liên kết các bài học lại với nhau.
    • Tập trung và tự đặt những câu hỏi trong khi giảng viên thảo luận
    • Nhìn nhận và phân tích câu hỏi trước khi bắt tay làm.
    • Đi học đầy đủ và lắng nghe khi được giảng.
    Với 6 điều chú ý nhỏ này, sẽ giúp bạn có được sự tiếp cận dễ nhất đối với môn học PHP mà không hề cảm thấy lo lắng hay thiếu tự tin về khả năng của mình. Ngoài ra nó còn giúp các bạn nắm được chắc các vấn đề cần thiết đủ để học chuyển tiếp lên khóa nâng cao một cách dễ dàng.
    Kết:
    Học cái gì cũng cần mất thời gian. Vậy bạn hãy lựa chọn cho mình một hướng đi đứng đắn. Nếu vẫn băn khoăn hãy cũng  liên hệ với chúng tôi. 

    Thông tin liên hệ:  

    CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ TRỰC TUYẾN VIỆT NAM OSVN
    Văn phòng giao dịch: Số 192, Tổ 5, phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên
    Điện thoại: 0987 36 81 82
    Email.:  info@osvn.com.vn  




    Thứ Ba, 7 tháng 10, 2014

    Những tính năng vượt trội của Windows 10

    Không phải là hệ điều hành Windows 9 như những tin đồn trước đây, Microsoft đã bước sang kỷ nguyên của hệ điều hành 2 con số - Windows 10 - trong một sự kiện của hãng diễn ra ngày 1-10 tại San Franscisco (Mỹ) .

    Những tính năng vượt trội của Windows 10

      Dù tên gọi không đúng như dự đoán, những thay đổi ban đầu trên Windows 10 không khiến nhiều người bất ngờ. Bắt đầu từ 1/10, Microsoft cũng tung ra phiên bản Technical Preview cho phép dùng thử và gửi các phản hồi về lại hãng. Hãy cùng Thiết kế Web Hà Nội tìm hiểu vấn đề này

    Start Menu đã trở lại và thay đổi

    Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất trên Windows 10 là Start Menu quen thuộc của Windows, vốn đã bị Microsoft loại bỏ trên bản 8 hiện tại. Start Menu mới có giao diện kết hợp giữa phong cách truyền thống vốn có từ các bản Windows 7 và trước đó, cùng với giao diện Modern UI với các biểu tượng Live Tiles trên Windows 8 hiện nay.

    Những tính năng vượt trội của Windows 10
     
    Giao diện mới cho phép người dùng sử dụng Start Menu cổ điển như trên các hệ điều hành Windows thế hệ cũ của Microsoft, nhờ đó người dùng sẽ cảm thấy thoải mái khi trải nghiệm trên màn hình cảm ứng và cả khi dùng chuột và bàn phím
    Các ứng dụng, thư mục ứng dụng vẫn được bố trí tương tự Windows 7 nhưng bên cạnh đó chúng ta có các ứng dụng Modern nằm ngoài Start Menu. Bạn có thể tùy biến, cá nhân hóa Start Menu tương tự như Start Screen của Windows 8.1 hiện tại, chẳng hạn như đổi màu Start Menu, phóng to thu nhỏ, sắp xếp các Live Tile ứng dụng Modern. Thanh tìm kiếm cũng được cải tiến, tích hợp dịch vụ Bing.

    Những tính năng vượt trội của Windows 10

    Thay đổi thanh Charm Bar 

    Mặc dù cho Start Menu trở lại, song Microsoft vẫn giữ Charm Bar - thanh công cụ bên phải giao diện để thiết lập ứng dụng môi trường Modern UI. Thao tác sử dụng của thanh này vẫn như trên Windows 8 - từ màn hình cảm ứng, vuốt từ ngoài viền rìa bên phải vào để mở hoặc tắt, trên PC thì rê chuột lên góc phải. Đặc biệt, thanh này sẽ hiển thị mặc định trên máy tính bảng cảm ứng. Microsoft không tiết lộ là có chức năng tắt thanh này hay không. 

    Những tính năng vượt trội của Windows 10

    Task View, SnapView, Multi-Desktop và Snap Asssit

     Bên cạnh đó, Microsoft còn đề cao khả năng hoạt động đa nhiệm trên phiên bản Windows mới bằng việc đưa ra 4 tính năng bao gồm Task View, SnapView, Multi-Desktop và Snap Asssit. Người dùng có thể dễ dàng theo dõi các cửa sổ ứng dụng đang hoạt động và chuyển đổi nhanh, mở song song cùng lúc tối đa 4 ứng dụng hay mở nhiều màn hình Desktop khác nhau, và chuyển đổi các ứng dụng giữa chúng một cách linh hoạt.

    Những tính năng vượt trội của Windows 10

     Command Prompt (CMD):

    Windows 10 còn có một số thay đổi nhỏ ở trình dòng lệnh Command Prompt giúp phù hợp với người dùng bình thường hơn. Hiện chưa có thông tin gì về chức năng trợ lý ảo Cortana có được tích hợp trên Windows 10 hay không. Hy vọng ở bản dùng thử dành cho lập trình viên sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin hơn về phiên bản hệ điều hành nhiều cải tiến nhất này của Microsoft. 

    Kết:                                                                     
    Windows P10 sẽ được chính thức phát hành vào mùa thu năm 2015. Bắt đầu từ 1/10 (theo giờ Mỹ), Microsoft sẽ mở bản beta thử nghiệm cho một số đối tượng người dùng trong chương trình Windows 10 “Insider Program”.
    Hiện tại Microsoft từ chối cho biết phiên bản Windows dành cho doanh nghiệp có được nâng cấp miễn phí lên Windows 10 như trong các thông tin vừa được đưa ra mới đây, giống như cách mà Apple đang áp dụng với OS X.


    Viết bởi : Thiết kế Website Hà Nội



    Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

    Ngôn ngữ lập trình hot nhất hiện nay


    Xu hướng phát triển ngôn ngữ lập trình hiện nay là gì, nên chọn ngôn ngữ lập trình nào ? 

     Đó luôn là những câu hỏi của nhiều lập trình viên. Và đâu là ngôn ngữ lập trình được ưu chuộng và phát triển mạnh mẽ gần đây. Hãy cùng "Thiết kế Web Hà Nội" tìm hiểu về vấn đề này:

    Trước khi đi tìm ngôn ngữ lập trình hot nhất, chúng ta hãy dành một chút thời gian để ngó qua các số liệu sau đây.
    Ngôn ngữ lập trình hot nhất hiện nay
    Biểu đồ đánh giá ngôn ngữ lập trình của Job Tractor trong 2013
     Theo một cuộc khảo sát mới đây của Job Tractor (2014) dựa trên hơn 45,000 tin tuyển dụng được đăng tải trên Twitter, chúng ta có thể thấy được những ngôn ngữ nào đang nhận được nhiều sự chú ý nhất. 
    Ngôn ngữ lập trình hot nhất hiện nay
     
    Biểu đồ đánh giá ngôn ngữ lập trình của Job Tractor trong 2014

    So với năm 2013 thì:
    - Java và PHP đổi chỗ cho nhau nhưng đều là những ngôn ngữ được yêu cầu nhiều nhất
    - Java cho Android đang gần đuổi kịp Objective – C
    - JavaScript vượt qua Ruby
    - Python lên 2 hạng
    Ngoài ra, trang web Mashable cũng đưa ra những lời khuyên cho việc chọn ngôn ngữ lập trình trong năm 2014 dựa theo những số liệu có được từ Lynda.com
    1. Java
    2. C
    3. C++
    4. C#
    5. Objective-C
    6. PHP
    7. Python
    8. Ruby
    9. Java Script
    10. SQL   
    Tiếp theo là mức độ phổ biến của công việc theo ngôn ngữ lập trình

    Ngôn ngữ lập trình hot nhất hiện nay
    Mức độ phổ biến của ngôn ngữ lập trình theo công việc

    Tới đây nhiều bạn sẽ nghĩ đã tìm được câu trả lời qua những số liệu trên. Hãy để tôi làm rõ với bạn một điều:
    Đừng bao giờ dùng số liệu thống kê để giải quyết vấn đề lựa chọn ngôn ngữ lập trình".

    Lời kết

    Cách duy nhất để bạn trở thành một lập trình viên giỏi — đó là lập trình thật nhiều. Hãy luyện tập lập trình trong thời gian rảnh rỗi của mình. Thử giải bài toán Euler bằng ngôn ngữ lập trình ưa thích của bạn, hoặc tự xây dựng một trang web cho riêng mình. 

     Những điều sau đây chỉ là một số kinh nghiệm mà tôi thấy thú vị. Chúng có thể đúng hoặc không đúng trong trường hợp của bạn:

    • Phát triển phần mềm doanh nghiệp: Hãy học Java, nó được sử dụng trong nhiều công ty phần mềm như tiếng mẹ đẻ. Java sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong nhiều trường hợp.
    • Phát triển ứng dụng trên Windows: Học C# (và có thể đừng học Visual Basic). Nếu muốn chạy các ứng dụng viết bằng C# trên môi trường Linux thì hãy sử dụng dự án Mono.
    •  Có nhiều công cụ lập trình tuyệt vời hoặc các IDE mà bạn nên sử dụng thành thạo. Ví dụ như Eclipse hay Notepad++.
    • Bạn nên học thêm về các kỹ thuật như Regular Expressions, Unicode, Information Security v.v…
    • Cố gắng cập nhật những công nghệ mới nhất. Bạn không phải học tất cả những ngôn ngữ mới nhất, nhưng hãy có sự hiểu biết về những xu hướng mới nhất trong lập trình. Ví dụ như lập trình Web, lập trình di động v.v… là những lĩnh vực có rất nhiều sáng tạo đang diễn ra.
    •  Chỉ biết một ngôn ngữ lập trình không phải là một ý kiến hay. Học nhiều ngôn ngữ cũng không phải cách tối ưu. Hãy cố gắng cân bằng giữa hai thái cực này và cố gắng thật giỏi ít nhất 2 đến 3 ngôn ngữ lập trình trong các lĩnh vực khác nhau.
    Những ngôn ngữ lập trình khác nhau được dùng để giải quyết các dạng vấn đề khác nhau.
    Chúc bạn may mắn và chọn được ngôn ngữ lập trình phù hợp cho mình!


    Thứ Bảy, 4 tháng 10, 2014

    7 đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình java

    Là một trong những ngôn ngữ lập trình phổ biến nhất hiện nay, Java giữ vai trò là ngôn ngữ lập trình tiên phong khi được Google chọn để phát triển ứng dụng Android. Trong bài viết lần này "Thiết kế Website Hà Nội" sẽ đề cập tới những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ lập trình. 

    Java là gì?

    Java là một công nghệ xây dựng các ứng dụng phần mềm có vị trí rất lớn trong những năm cuối thế kỉ 20, đầu thế kỉ 21. Nó được coi là công nghệ mang tính cách mạng và khả thi nhất trong việc tạo ra các ứng dụng có khả năng chạy thống nhất trên nhiều nền tảng mà chỉ cần biên dịch một lần.

    1. Máy ảo Java (JVM - Java Virtual Machine)

    Tất cả các chương trình muốn thực thi được thì phải được biên dịch ra mã máy. Mã máy của từng kiến trúc CPU của mỗi máy tính là khác nhau (tập lệnh mã máy của CPU Intel, CPU Solarix, CPU Macintosh … là khác nhau), vì vậy trước đây một chương trình sau khi được biên dịch xong chỉ có thể chạy được trên một kiến trúc CPU cụ thể nào đó. Đối với CPU Intel chúng ta có thể chạy các hệ điều hành như Microsoft Windows, Unix,Linux, OS/2, …
    Chương trình thực thi được trên Windows được biên dịch dưới dạng file có đuôi .EXE còn trên Linux thì được biên dịch dưới dạng file có đuôi .ELF, vì vậy trước đây một chương trình chạy được trên Windows muốn chạy được trên hệ điều hành khác như Linux chẳng hạn thì phải chỉnh sửa và biên dịch lại.
    Ngôn ngữ lập trình Java ra đời, nhờ vào máy ảo Java mà khó khăn nêu trên đã được khắc phục. Một chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Java sẽ được biên dịch ra mã của máy ảo java (mã java bytecode). Sau đó máy ảo Java chịu trách nhiệm chuyển mã java bytecode thành mã máy tương ứng.Sun Microsystem chịu trách nhiệm phát triển các máy ảo Java chạy trên các hệ điều hành trên các kiến trúc CPU khác nhau.

    2. Thông dịch

    Java là một ngôn ngữ lập trình vừa biên dịch vừa thông dịch. Chương trình nguồn viết bằng ngôn ngữ lập trình Java có đuôi *.java đầu tiên được biên dịch thành tập tin có đuôi *.class và sau đó sẽ được trình thông dịch thông dịch thành mã máy.

    3. Độc lập nền

    Một chương trình viết bằng ngôn ngữ Java có thể chạy trên nhiều máy tính có hệ điều hành khác nhau (Windows, Unix, Linux, …) với điều kiện ở đó có cài đặt máy ảo java (Java Virtual Machine).

    4. Hướng đối tượng

    Hướng đối tượng trong Java tương tự như C++ nhưng Java là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng hoàn toàn. Tất cả mọi thứ đề cập đến trong Java đều liên quan đến các đối tượng được định nghĩa trước, thậm chí hàm chính của một chương trình viết bằng Java (đó là hàm main) cũng phải đặt bên trong một lớp. Hướng đối tượng trong Java không có tính đa kế thừa (multi inheritance) như trong C++ mà thay vào đó Java đưa ra khái niệm interface để hỗ trợ tính đa kế thừa.

    5. Đa nhiệm - đa luồng (MultiTasking - Multithreading)

    Java hỗ trợ lập trình đa nhiệm, đa luồng cho phép nhiều tiến trình, tiểu trình có thể chạy song song cùng một thời điểm và tương tác với nhau.

    6. Khả chuyển (portable)

    Chương trình ứng dụng viết bằng ngôn ngữ Java chỉ cần chạy được trên máy ảo Java là có thể chạy được trên bất kỳ máy tính, hệ điều hành nào có máy ảo Java. “Viết một lần, chạy mọi nơi” (Write Once, Run Anywhere).

    7. Hỗ trợ mạnh cho việc phát triển ứng dụng

    Công nghệ Java phát triển mạnh mẽ nhờ vào “đại gia Sun Microsystem” cung cấp nhiều công cụ, thư viện lập trình phong phú hỗ trợ cho việc phát triển nhiều loại hình ứng dụng khác nhau cụ thể như: J2SE (Java 2 Standard Edition) hỗ trợ phát triển những ứng dụng đơn, ứng dụng client-server.
    J2EE (Java 2 Enterprise Edition) hỗ trợ phát triển các ứng dụng thương mại.
    J2ME (Java 2 Micro Edition) hỗ trợ phát triển các ứng dụng trên các thiết bị di động, không dây,...

    Kết luận:

    Có thể nói rằng sự ra đời của Java đánh dấu một cuộc cách mạng mới trong lĩnh vực Công Nghệ Thông Tin. Cuộc cách mạng này kéo theo một loạt những thay đổi: các ứng dụng dần được thay thế bằng Java, các thế hệ máy tính sử dụng những vi mạch có khả năng hỗ trợ Java,... Làm quen với Java sẽ giúp chúng ta tiếp cận được với những công nghệ mới nhất của Công Nghệ Thông Tin.

    Thông tin liên hệ: 
    CÔNG TY TNHH GIẢI PHÁP CÔNG NGHỆ TRỰC TUYẾN VIỆT NAM OSVN
    Văn phòng giao dịch: Số 192, Tổ 4, phường Tân Thịnh, Thành phố Thái Nguyên
    Điện thoại: 0987 36 81 82
    Email.: info@osvn.com.vn


    Viết bởi : Thiết kế Web Hà Nội









    Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

    Top 10 điều cần biết về mã nguồn mở

    Với mục đích giúp người dùng mã nguồn mở luôn được tỉnh táo, thiết kế Web Hà Nội cho rằng sẽ rất hữu ích khi liệt kê một số điều mọi người nên biết về mã nguồn mở trước khi sử dụng nó.    

    1: Không chỉ riêng Linux   

    Đây chính là nơi hầu hết mọi người thường gặp. Mỗi khi nói tới mã nguồn mở, mọi người thường nghĩ tới Linux đầu tiên. Điều này dẫn đến việc dư luận khẳng định mã nguồn mở chỉ dành riêng cho Linux. Tuy nhiên, điều này không hẳn vậy. Có rất nhiều dự án mã nguồn mở hỗ trợ đa nền tảng hoặc chỉ hỗ trợ Windows. Trang này sẽ liệt kê rất nhiều phần mềm mã nguồn mở dành cho Windows. Tuy nhiên, trang này không bao gồm một số phần mềm phổ biến, ví như Apache, MySQL và Drupal.  

    2: Không phải lúc nào cũng miễn phí 

    Để là một phần mềm mã nguồn mở, mã nguồn của nó phải mở với tất cả mọi người. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chính ứng dụng này phải miễn phí. Thực chất, có rất nhiều công ty kiếm được tiền từ dự án mã nguồn mở. Trong nhiều trường hợp, giá được tính cho những tính năng hỗ trợ hoặc tính năng phụ nhưng họ thường tạo một phiên bản miễn phí dành cho cộng đồng. Khi một công ty bán một phiên bản cộng đồng, nó thường là phiên bản bị rút gọn, phiên bản cơ bản của sản phẩm thương mại (nhưng vẫn là mã nguồn mở). Một ví dụ tuyệt vời chúng ta có thể kể tới là Zimbra, một công cụ email và cộng tác mạnh mẽ được cung cấp miễn phí, mã nguồn mở cùng với một phiên bản khác có mất phí (cùng nhiều tính năng hơn).
    Top 10 những điều cần biết về mã nguồn mở

     3: Nó có thể được và không được hỗ trợ  

    Một số phần mềm mã nguồn mở cung cấp lựa chọn hỗ trợ (đôi khi với một mức giá phù hợp) và một số phần mềm thì không. Đây thường là phần ngoài hợp đồng của các công ty lớn. Tuy nhiên, ngay cả khi một số phần mềm không có hỗ trợ đường dây nóng 24/7 để gọi mỗi khi có việc cần, nó không có nghĩa là họ không có hỗ trợ. Đôi khi, có những diễn đàn hoặc danh sách email để hỗ trợ. Trong một số trường hợp, bạn còn có thể liên lạc với cả người đã lập trình (hoặc làm việc với) phần mềm đó. Lựa chọn hỗ trợ chắc chắn là có – ngay cả khi hỗ trợ không tương thích với tư duy của doanh nghiệp. 

     4: Người dùng có đầy đủ quyền truy cập vào mã nguồn 

    Mặc dù điều này không áp dụng với người dùng thông thường, song chúng tôi  vẫn liệt kê nó nhằm đảm bảo rằng người dùng có thể hiểu hết các khả năng. Thực tế, mã nguồn mở có nghĩa là bạn có đầy đủ quyền truy cập vào mã nguồn của một phần mềm. Điều này không có nghĩa là bạn cần truy cập vào nguồn. Đây là lời đồn đã có từ rất lâu rồi. Chỉ là bởi mã ở đó và mở không có nghĩa là nó cần thiết. Thực tế, người dùng có thể sử dụng phần mềm mã nguồn mở cả đời và không cần phải động chạm gì đến mã của nó. Tuy nhiên, mỗi khi bạn hoặc công ty bạn cần thực hiện một số chỉnh sửa cho một ứng dụng, mã của ứng dụng này luôn mở cho bạn. 

    5: Mã nguồn không chỉ dành cho lập trình viên 

    Rất nhiều người cho rằng bởi tính chất của mã nguồn mở, chỉ các lập trình viên mới sử dụng tới nó. Liệu có phải do mã nguồn có sẵn? Liệu có phải độ mở của mã đồng nghĩa với việc chỉ những người biết cách đọc, chỉnh sửa và xây dựng lại mã mới có thể và nên sử dụng nó? Không phải. Bất kì ai cũng có thể sử dụng phần mềm mã nguồn mở với hoặc không cần kỹ năng chỉnh sửa và xây dựng lại phần mềm. Một điều chắc chắn là hầu hết người dùng mã nguồn mở không có kỹ năng ngôn ngữ lập trình đơn. 

    6: Không phạm luật khi sử dụng nguồn mở

    Nhờ có SCO, mọi người trước đây thường cho rằng việc sử dụng nguồn mở là bất hợp pháp. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi SCO bị loại bỏ. Việc sử dụng phần mềm nguồn mở không vi phạm bất kì luật sở hữu trí tuệ nào cả. Vậy nên bạn có thể thoải mái sử dụng nguồn mở và không bị kết tội phạm luật.

    Top 10 những điều cần biết về mã nguồn mở 

    7: Không cần là chuyên gia mới có thể sử dụng nó 

    Điều này liên quan tới entry trước. Hãy nhẩm theo tôi: Tôi không cần phải là một chuyên gia máy tính mới có thể sử dụng phần mềm nguồn mở. Vẫn có một câu hỏi cũ: “Bạn có phải viết riêng driver để sử dụng nó?”. Câu trả lời đã có từ lâu, Không. Rất nhiều người vẫn nghĩ rằng phần mềm mã nguồn mở là dành cho các chuyên gia, những người có thể lập trình phần mềm ngay cả khi ngủ. Thực tế lại không phải vậy. Thực ra, với hầu hết các dự án mã mở, giờ đây bạn không cần phải cài đặt từ nguồn. Hầu hết các nền tảng đều có cài đặt nhị phân với mục đích giúp việc thêm phần mềm mã mở vào máy tính dễ dàng như việc cài đặt phần mềm riêng. Trong một số trường hợp, nó thậm chí còn dễ dàng hơn. Và việc sử dụng hầu hết các phần mềm mã mở cũng tương tự. Mã mở đã phát triển theo hướng ngược lại so với người dùng máy tính thông thường. Khi độ “thông minh” của người dùng máy tính thông thường giảm thì tính dễ sử dụng của phần mềm mã nguồn mở lại tăng.

    8: Hầu hết các phần mềm mã nguồn mở đều đáng tin cậy như các phần mềm khác

    Phần mềm mã mở ở tất cả mọi nơi. Nó có trên Download.com.vn, Download.com, trên thị trường Android Market, ở bất kì công cụ Add/Remove Software do Linux phát hành, từ các trang trên toàn thế giới,....bất kì nơi nào bạn có thể nghĩ tới. Nếu tìm kiếm trên Google, bạn có thể thấy chúng. Có rất nhiều trang dành riêng cho phần mềm mã mở trên một số nền tảng cụ thể và ngay cả Microsoft cũng dành riêng một trang cho mã nguồn mở. Mã nguồn mở đã phát triển một chặng đường dài từ nguồn gốc ban đầu, khi việc tìm kiếm đối thủ cho một phần mềm bản quyền giống như đi tìm kim trong một đống rơm rạ. Giờ đây thì đống rơm rạ đã thu nhỏ dần còn cái kim thì đã lớn hơn rất nhiều.

    9: Phần mềm miễn phí và phần mềm chia sẻ không giống với mã mở

    Hầu hết người dùng đều quen thuộc với phần mềm miễn phí và phần mềm chia sẻ. 2 dạng phần mềm này không giống với mã mở. Nếu mã nguồn của phần mềm không mở, phần mềm này không phải là phần mềm mã nguồn mở.

    10: Chắc chắn bạn đang sử dụng phần mềm mã nguồn mở

    Bạn đang sử dụng trình duyệt Firefox? Nếu có, bạn đang sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Thực tế, có rất nhiều người đang sử dụng phần mềm mã nguồn mở mà không ý thức được điều này. OpenOffice, Thunderbird, Pidgin, Drupal, WordPress, GnuCash, Notepad++, và rất nhiều phần mềm khác đều được sử dụng rộng rãi. Đó là không kể tới các phần nhỏ của mã nguồn mở bằng cách nào đó đã tìm được đường vào các phần mềm độc quyền.

    Top 10 những điều cần biết về mã nguồn mở

    Một xu hướng đang phát triển mạnh

    Phần mềm mã nguồn mở không còn tiếng xấu vốn đã gắn với nó từ lúc ban đầu xuất hiện. Rất nhiều ứng dụng mã nguồn mở giờ được đánh giá ngang bằng hoặc vượt trội so với đồng nghiệp của nó. Chúng ta đều hy vọng xu hướng này tiếp tục phát triển, đặc biệt là ngày càng có nhiều người dùng chuyển từ máy tính để bàn truyền thống sang các giải pháp đám mây hoặc ảo hóa.
    Nếu đang cân nhắc việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, có những điều bạn nên biết và có rất ít điều bạn cần phải biết. Hãy trang bị cho bản thân thông tin chuẩn, việc bạn sử dụng phần mềm mã nguồn mở sẽ không rắc rối và lo lắng nữa.